Cập nhật tiến độ hơn 10 dự án nhà máy Điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam Cập nhật tiến độ hơn 10 dự án nhà máy Điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam: Trung Nam, Thuận Minh 2, Bình An, Xuân Thọ 1 và 2, Phước Hữu... Danh sách hơn 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam (cập nhật tháng 8/2018) Tên dự án/nhà máy Tỉnh Công suất (MW) Chủ đầu tư Tiến độ 1. Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu Ninh Thuận 50 Công ty CP Đầu tư xây dựng Vịnh Nha Trang Mới khởi động vào tháng 6/2018 2. Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm Khánh Hòa 50 Công ty TNHH Cam Lâm Solar Dự kiến hoạt động vào năm 2019 3. Dự án điện mặt trời Trung Nam Ninh Thuận 204 Công ty CP điện mặt trời Trung Nam Dự kiến hoạt động vào tháng 6/2019 4. Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 Phú Yên 49,6 Công ty CP Quang Điện Phú Khánh Đang xây dựng 5. Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 2 Phú Yên 49,6 Công ty CP Quang Điện Phú Khánh Đang xây dựng 6. Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 Tây Ninh 150 Công ty Cổ phần năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh Đang xây dựng 7. Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 Tây Ninh 200 Công ty Cổ phần năng lượng Dầu Tiếng Tây Ninh Đang xây dựng 8. Nhà máy điện mặt trời Bình An Bình Thuận 50 Công ty TNHH Năng lượng Everich Bình Thuận Dự kiến hoạt động vào tháng 6/2019 9. Nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2 Bình Thuận 50 Công ty Cổ phần SD Trường Thành Dự kiến hoạt động vào quý III năm 2019 10. Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1 Ninh Thuận 50 Công ty TNHH Tài chính hạ tầng Shapoorji Pallonji Đang xây dựng 11. Nhà máy điện mặt trời Phan Lâm 2 Bình Thuận 49 Công ty TNHH Năng lượng Phan Lâm Dự kiến tháng 6/2019 sẽ vận hành 12. Nhà máy điện mặt trời Cà Mau Cà Mau 50 Công ty Long Hưng Dự kiến quý II năm 2019 sẽ hoạt động 1. Nhà máy điện mặt trời Phước Hữu (Ninh Thuận) Dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu có tổng mức đầu tư là khoảng gần 1.500 tỷ đồng, trong đó chi phí thiết bị chiếm hơn 930 tỷ đồng. Đây cũng là dự án sử dụng các nhãn hiệu thiết bị nổi tiếng từ các nhà cung cấp thiết bị uy tín sử dụng công nghệ hiện đại tiên tiến. Tên thiết bị/công nghệ Hãng sản xuất Chi tiết Quốc gia Tấm pin JA Solar Mono PERC 365Wp, tỉ lệ hiệu suất 19% Trung Quốc Inverter SMA Solar Technology AG Inverter Sunny Central 3000 Đức Công nghệ làm mát OptiCoolTM Giá đỡ Schletter Solar Mounting Group Đức Máy biến áp Siemens Đức Vị trí xây dựng dự án có năng lượng bức xạ mặt trời trung bình năm là 2.021kW/m2/năm. Sản lượng điện năm đầu tiên 104,130 triệu kWh. Đây là vị trí có số giờ nắng lớn nhất Việt Nam, cực kỳ thuận lợi để triển khai xây dựng dự án năng lượng mặt trời kết hợp với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Lễ khởi công dự án nhà máy điện mặt trời Phước Hữu 2. Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm (Khánh Hòa) Nhà máy điện mặt trời Cam Lâm được đầu tư và xây dựng bởi Công ty TNHH Cam Lâm Solar với công suất 50MW, diện tích 75ha, dự kiến vận hành vào 2019. Khánh Hòa nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 26,7°C, cường độ bức xạ mặt trời trung bình hơn 5 kWh/m2. Đặc biệt là khu vực Cam Ranh, có cường độ bức xạ mặt trời lên đến 5,34 kWh/m2/ngày - là khu vực thuận lợi nhất phát triển điện mặt trời. 3. Dự án điện mặt trời Trung Nam (Ninh Thuận) Với tổng công suất là 204MW, dự án điện mặt trời Trung Nam đang là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam. Dự án được xây dựng tại trang trại điện gió Trung Nam thuộc địa bàn xã Bắc Phong và xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 6/2019. Quy mô thiết kế của dự án điện mặt trời Trung Nam: 750.000 tấm pin và 45 trạm chuyển đổi inverter, bao phủ diện tích 264ha. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 5.000 tỷ đồng. Lễ khởi công dự án điện mặt trời Trung Nam 4. Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 và 2 (Phú Yên) Tổng công suất thiết kế của 2 nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 và 2 hơn 49,6MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 76,2 triệu kWh/năm. Dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 1 có tổng vốn đầu tư gần 1.247 tỉ đồng, được triển khai trên diện tích khoảng 60ha, tại xã Xuân Thọ 1. Còn dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thọ 2 có tổng vốn đầu tư hơn 1.237 tỉ đồng, được xây dựng trên diện tích khoảng 60ha, tại xã Xuân Thọ 2. Hai dự án này sau khi hoàn thành sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng; tạo thêm nguồn cung việc làm, góp phần tăng thu nhập cho lao động địa phương; tăng thu ngân sách; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên nói riêng và cả nước nói chung. 5. Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 và 2 (Tây Ninh) Theo thông tin từ Tạp chí Năng lượng Việt Nam, dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 có tổng công suất 150MW, diện tích đất sử dụng khoảng 216 ha, tổng vốn đầu tư 3.996 tỷ đồng. Dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 có tổng công suất 200MW, diện tích đất sử dụng khoảng 288 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4.997 tỷ đồng. 6. Nhà máy điện mặt trời Bình An (Bình Thuận) Dự án Nhà máy điện mặt trời Bình An được xây dựng tại xã Bình An, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, diện tích 58,88 ha, tổng vốn đầu tư 1,220 tỷ đồng. Dự án Bình An được đầu tư bởi Công ty TNHH Năng lượng Everich Bình Thuận với công suất 50MW. Tiến độ xây dựng nhà máy điện mặt trời này được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (từ tháng 8-10/2018): Hoàn thành các thủ tục đất đai, môi trường, giấy phép xây dựng, thiết kế chi tiết, chọn nhà thầu xây lắp và mua thiết bị. + Giai đoạn 2 (từ tháng 10/2018 - 4/2019): Nhập khẩu thiết bị, thi công hạ tầng, lắp đặt thiết bị, đấu nối, thử nghiệm. + Giai đoạn 3 (Từ tháng 6/2019): Vận hành thử, nghiệm thu và đi vào hoạt động. Thời hạn hoạt động của dự án này là 50 năm. 7. Nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2 (Bình Thuận) Tương tự như dự án nhà máy điện mặt trời Bình An, nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2 cũng trải qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1: Hoàn tất thiết kế cơ sở, giải phóng mặt bằng, thủ tục đất đai, môi trường, cấp phép xây dựng trong quý IV/2018 + Giai đoạn 2: Khởi công xây dựng vào quý I/2019 + Giai đoạn 3: Hoàn thành đi vào hoạt động quý III/2019. Thời hạn hoạt động: 50 năm. Dự án trên được xây dựng tại xã Thuận Minh, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, tổng diện tích đất sử dụng là 60 ha. Tổng vốn đầu tư của dự án 1.099,63 tỷ đồng. 8. Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1 (Ninh Thuận) Nhà máy điện mặt trời SP Infra 1, được Công ty TNHH Tài chính hạ tầng Shapoorji Pallonji đầu tư xây dựng tại Ninh Phước - Ninh Thuận trên diện tích 58,7ha. Tổng công suất lắp đặt của nhà máy là 50 MW, mức đầu tư khoảng 1.633 tỷ đồng. Quy mô xây dựng dự án bao gồm: Nhà điều hành, tấm pin mặt trời, đường nội bộ, đường dây đấu nối và trạm biến áp. Dự kiến khi hoàn thành đi vào hoạt động, dự án sẽ cung cấp cho hệ thống điện khoảng 83 triệu kWh/năm. 9. Nhà máy điện mặt trời Phan Lâm 2 (Bình Thuận) Dự án Nhà máy điện mặt trời Phan Lâm 2 được Công ty TNHH Năng lượng Phan Lâm xây dựng tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Diện tích đất sử dụng 58,8 ha. Tổng vốn đầu tư cho dự án này là 1.202 tỷ đồng. Công suất của dự án là 50MW. Tiến độ thực hiện dự án được chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (từ tháng 8-10/2018): Hoàn thành các thủ tục đất đai, môi trường, giấy phép xây dựng, thiết kế chi tiết, chọn nhà thầu xây lắp và mua thiết bị + Giai đoạn 2 (từ tháng 10/2018 - 4/2019): Nhập khẩu thiết bị, thi công hạ tầng, lắp đặt thiết bị, đấu nối, thử nghiệm + Giai đoạn 3 (tháng 6/2019): Vận hành thử, nghiệm thu và đi vào hoạt động. 10. Nhà máy điện mặt trời Cà Mau (Cà Mau) Nhà máy điện mặt trời Cà Mau sẽ được xây dựng ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, với diện tích trên 63ha, tổng vốn đầu tư trên 1.150 tỉ đồng, do Công ty Long Hưng làm chủ đầu tư. Tổng công suất lắp đặt 50MWp, sản lượng điện phát lên lưới là 73,904 triệu kWh/ năm, thời gian vận hành dự kiến vào quý 2/2019. Kingtek sẽ cập nhật thêm tiến độ các dự án kể trên và các dự án sẽ được đầu tư trong tương lai. Chủ đề: Gửi câu hỏi yêu cầu Kingtek Solar tư vấn Nhập yêu cầu của bạn: Họ tên: Điện thoại: Email: Gửi yêu cầu