Việt Nam có những nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời nào?

Đã có nhiều nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời được đầu tư xây dựng và phát triển ở Việt Nam, nhằm đáp ứng tiềm năng lẫn nhu cầu sử dụng điện mặt trời ngày càng tăng cao.


Kingtek gửi đến quý khách hàng danh sách những nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời đang xây dựng và đã hoạt động tại Việt Nam.

 

  1. First Solar – Củ Chi
  2. HT Solar – Hải Phòng
  3. IREX Solar – Vũng Tàu
  4. Vina Solar – Lào Cai
  5. IC Energy – Quảng Nam
  6. Trina Solar – Bắc Giang
  7. JA Solar – Bắc Giang
  8. Canadian Solar - Hải Phòng

1. First Solar (huyện Củ Chi, TP.HCM)

 

First Solar là nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời công nghệ màng mỏng nổi tiếng toàn cầu của Mỹ. Dự án First Solar tại KCN Đông Nam (huyện Củ Chi, TP.HCM) được cấp giấy chứng nhận đầu tư tháng 01/2011 và khởi công ngay sau đó 2 tháng.

 

first solar

 

Sau khi tạm ngưng hoạt động một thời gian, đầu năm 2018 vừa qua, First Solar khẳng định sẽ tái khởi động lại hoạt động đầu tư vào thị trường Việt Nam. Theo đó, First Solar đầu tư thêm 360 triệu USD cho việc xây dựng nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời công nghệ cao thứ hai công suất 1,2 GW, nâng tổng số vốn đầu tư của công ty tại Việt Nam lên đến 830 triệu USD/1,2 tỷ USD vốn cam kết đầu tư.

 

2. HT Solar (Hải Phòng)

 

Ngày 22/7/2016, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư: Haitech Holdings Co., Limited, UK Sun Chance Ltd và 1 nhà đầu tư cá nhân quốc tịch Trung Quốc để thực hiện “Dự án HT Solar” tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng.

 

ht solar

 

Dự án được thực hiện với mục tiêu và quy mô: sản xuất bảng pin năng lượng mặt trời với sản lượng 800 MW/năm và tấm pin năng lượng mặt trời với sản lượng 1.000 MW/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 22 triệu USD, trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 5 triệu USD. Diện tích nhà xưởng dự kiến sử dụng là gần 11.000 m2.

 

3. IREX Solar (Vũng Tàu)

 

IREX – một thành viên của tập đoàn Năng lượng Mặt Trời Bách Khoa (SolarBK), được thành lập năm 2012. Thừa hưởng nền tảng 40 năm nghiên cứu khoa học và được đầu tư có chiều sâu, IREX hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam chuyên cung cấp các tấm pin đạt tiêu chuẩn Quốc tế, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Cùng đội ngũ R&D được đào tạo bài bản, IREX đã nghiên cứu sản xuất thành công những sản phẩm pin mặt trời hiệu suất cao tương đương Thế giới.

 

irex

 

IREX là nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại bậc nhất, đạt công suất trên 300MW/năm. Bên cạnh hai dòng tấm pin NLMT Mono và Poly được xuất khẩu sang thị trường Âu, Mỹ; IREX còn có dây chuyền sản xuất tế bào quang điện (solar cell) với tỷ lệ tự động hóa 100%.

 

Quy trình sản xuất thỏa các tiêu chuẩn quốc tế: Tiêu chuẩn về thiết kế và đạt yêu cầu chủng loại IEC 61215:2005, tiêu chuẩn an toàn của pin mặt trời UL 1703, tiêu chuẩn an toàn cho pin mặt trời tấm phẳng IEC 61730:2004, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

 

4. Vina Solar (Lào Cai)

 

Vina Solar là dự án của công ty TNHH Vina Solar Technology Việt Nam (một công ty thành viên của Tập đoàn điện mặt trời Canada). Đầu năm 2018, ông Qu Xiao Hua - Chủ tịch Tập đoàn điện lực mặt trời (Canada) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai nhằm tạo điều kiện cho tập đoàn triển khai xây dựng dự án nhà máy sản xuất kéo tinh thể, đúc phôi, cắt tấm pin mặt trời với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD tại tỉnh Lào Cai.

 

vina solar

 

Tổng diện tích đất dự kiến để xây dựng nhà máy là 228 ha. Nếu được tỉnh Lào Cai chấp thuận cho triển khai, dự án này sẽ tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động. 

 

5. IC Energy (Quảng Nam)

 

Năm 2011, dự án nhà máy sản xuất tấm pin điện năng lượng mặt trời của Công ty Công nghiệp Năng Lượng Đông Dương (IC Energy) chính thức được khởi công tại khu công nghiệp mở Chu Lai (Quảng Nam).

 

ic quảng nam

 

Nhà máy có tổng công suất 120MW/năm, gồm 4 module và các dây chuyền sản xuất phụ trợ phục vụ cho sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Tổng giá trị đầu tư hơn 390 triệu USD với công nghệ tiên tiến của Châu Âu và Mỹ. 

 

6. Trina Solar (Bắc Giang)

 

Năm 2017, nhà máy sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Công ty TNHH Trina Solar (Việt Nam) Science & Technology đã chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động tại Bắc Giang.

 

trina solar

 

Tổng sản lượng thiết kế của nhà máy đạt 1GW, là nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay. Đây là dự án sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời thứ 7 tại Bắc Giang của Trina Solar đi vào hoạt động.

 

Công ty TNHH Trina Solar (VietNam) Science & Technology là công ty với 100% vốn đầu tư của tập đoàn Trinasolar Trung Quốc, tổng số vốn đầu tư lên đến 100 triệu USD, diện tích nhà xưởng 42.000 mét vuông, 14 dây chuyền sản xuất hiện đại, sản xuất nhiều loại pin đơn tinh thể và đa tinh thể, xuất khẩu đến khắp các châu lục trên thế giới.

 

7. JA Solar (Bắc Giang)

 

Tháng 11/2016, nhà máy JA Solar Việt Nam được khởi công tại khu công nghiệp Quang Châu, tỉnh Bắc Giang.

 

trina solar

 

Dự án này của nhà đầu tư JA Solar Investment Limited (Hồng Kông) có tổng vốn đầu tư 6.235 tỷ đồng với quy mô gồm sản xuất tấm pin mặt trời công suất 1.500 MW/năm, sản xuất thanh silic đơn tinh thể công suất 600 MW/năm, sản xuất thỏi silic đa tinh thể công suất 900 MW/năm, sản xuất tấm silic đơn tinh thể và đa tinh thể công suất 1.500 MW/năm. Diện tích đất sử dụng của dự án khoảng 20 ha.

 

8. Canadian Solar (Hải Phòng)

 

Canadian Solar tại Việt Nam có địa chỉ ở nhà xưởng D11, số 5 đường Đông Tây, KĐT CN và Dịch vụ Vsip, Hải Phòng. Tháng 4/2016, IFC đã quyết định cung cấp một hạn mức tín dụng trị giá 60 triệu USD và 10 triệu USD còn lại sẽ được hỗ trợ dưới hình thức mua cổ phần trong Canadian Solar để phát triển nhà máy chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam. 

 

canadian solar

 

Ông Alzbeta Klein, giám đốc của IFC về các mảng sản xuất, nông nghiệp và dịch vụ cho biết ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đang đi vào một bước ngoặt quan trọng. Việc chi phí sản xuất giảm xuống một cách nhanh chóng sẽ làm cho ngành này có điều kiện mở rộng và tăng trưởng nhanh tại các thị trường mới nổi.

 

 

 

Chủ đề: