Năng lượng tái tạo giúp giải quyết nhu cầu năng lượng ngắn hạn

Theo nhận định và đánh giá từ nhóm chuyên gia Điện và Năng lượng thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thì năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng phù hợp nhất để giúp Việt Nam giải quyết nhu cầu về năng lượng trong ngắn hạn do có khả năng điều chỉnh linh hoạt và mở rộng trong thời gian ngắn (2 năm).

 

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, cuối tháng 11/2016, nằm trong khuôn khổ Chương trình cải cách kinh tế vĩ mô/tăng trưởng xanh do Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tài trợ, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương tổ chức Hội thảo "Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo trong thị trường điện cạnh tranh".

 

năng lượng tái tạo

Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo trong thị trường điện

 

Thực tế cho thấy, năng lượng tái tạo có khả năng điều chỉnh linh hoạt về quy mô, có thể điều chỉnh tăng quy mô cung cấp năng lượng tái tạo khi hòa lưới điện quốc gia. Vì vậy, năng lượng tái tạo rất cần để hiện đại hóa lưới điện cũng như các nỗ lực để lưới điện có thể sẵn sàng kết nối với các nguồn cung năng lượng tái tạo quy mô lớn, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và khung pháp lý cho các hợp đồng mua bán điện trực tiếp giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng.

 

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng cho biết rằng: Việc dừng thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không phải với lý do công nghệ hay vì an toàn mà là do điều kiện kinh tế hiện nay. Cụ thể, tình hình phát triển vĩ mô của Việt Nam hiện nay có nhiều thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương đầu tư dự án, dư địa về tiết kiệm điện còn nhiều, khả năng liên kết lưới điện khu vực để trao đổi mua bán điện với các nước láng giềng dự kiến sẽ tăng cường trong thời gian tới.

 

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đã nhấn mạnh tới tiềm năng sử dụng các dạng năng lượng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế bởi lý do giá thành sản xuất điện từ các dạng năng lượng này đã giảm đáng kể trong vòng 5 năm qua.

 

Theo quy trình đề ra, trong giai đoạn sau 2030, Chính phủ sẽ xem xét tiếp tục phát triển hợp lý các nguồn nhiệt điện than, khí thiên nhiên hóa lỏng và tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời. Ngoài ra còn đẩy mạnh thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua tái cơ cấu kinh tế hướng đến các ngành sản xuất xanh có công nghệ thân thiện, tiết kiệm năng lượng; tăng cường liên kết lưới điện và hợp tác mua bán điện với các nước láng giềng.

Chủ đề: